Trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc sẽ giúp bé tăng cường khả năng ghi nhớ, tái tạo năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn tuổi nhu cầu giấc ngủ của bé sẽ khác nhau, một số bé cần thời gian ngủ nhiều hơn, một số bé ít hơn. Vậy giờ ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?
Cùng Suangoainhap.com tìm hiểu chi tiết giờ ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng cụ thể, khoa học trong bài viết bên dưới.
Giấc ngủ có tầm quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sơ sinh
Có thể mẹ chưa biết, trong khi con đang ngủ thì hormone tăng trưởng được sản sinh ra nhiều nhất. Trong đó, hormone tăng trưởng giá trị này sản xuất đạt đỉnh từ 22h đến 01 giờ đêm. Vì vậy cho trẻ sơ sinh ngủ trong khung giờ này rất quan trọng.
Giấc ngủ giúp trẻ lớn nhanh hơn, phát triển tư duy - trí não tốt hơn. Theo các nghiên cứu của chuyên gia nhi khoa cho biết, trẻ sơ sinh chỉ thức dậy khi con đói, buồn tiêu - tiểu. Còn những khoảng thời gian còn lại bé sẽ dành cho giấc ngủ. Lý giải cho hiện tượng này bác sĩ cho biết bé vì quen ngủ ở trong bụng mẹ cũng như chưa quen được với ánh sáng ban ngày nên cần ngủ nhiều hơn.
Bên cạnh đó, giờ ngủ của trẻ sơ sinh được đảm bảo đầy đủ còn mang đến những lợi ích như:
Chi tiết thời gian ngủ của trẻ sơ sinh qua từng tháng
Giai đoạn trẻ từ 0 - 1 tuổi ở từng tháng con sẽ có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Mẹ nên nắm được chi tiết giờ ngủ của con để xây dựng chế độ chăm sóc khoa học nhất cho trẻ phát triển toàn diện.
Trẻ sơ sinh từ 0 - 2 tháng tuổi ngủ rất nhiều, con có thể ngủ khoảng 15 - 16 tiếng một ngày. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày còn rất nhỏ nên con sẽ thức dậy nhiều lần trong xuyên suốt giấc ngủ để ti mẹ. Điều này xảy ra cả ban đêm lẫn ban ngày nên nhiều mẹ bỉm trong thời kỳ này cũng sẽ thức đêm với con gây ra tình trạng mẹ luôn thiếu ngủ.
Tuy nhiên, việc cho trẻ sơ sinh bú như thế lại vô cùng cần thiết, vì giai đoạn 2 tháng đầu đời trẻ cần bú 2 - 3 giờ một lần vừa nạp năng lượng cho bé, vừa kích thích xương khớp phát triển, tăng cường hệ miễn dịch cho con.
Giai đoạn 3 - 5 tháng tuổi trẻ đã lớn hơn một chút, lúc này con dành thời gian cho bố mẹ nhiều hơn và đã biết phân biệt ngày đêm. Giờ ngủ của trẻ sơ sinh sẽ ngủ nhiều hơn vào ban đêm, có thể ngủ liên tục 6 tiếng mà không cần thức dậy ti mẹ. Lúc này mẹ có thể tập cho con tự ngủ ở trong nôi hoặc trong cũi khi con đang lim dim buồn ngủ. Tập được thói quen này trẻ về sau sẽ tự ngủ tốt hơn tránh tình trạng bám mẹ hay khủng hoảng giấc ngủ.
Thỉnh thoảng sẽ có vài đêm con thức dậy 1 - 2 lần. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng đây là hiện tượng bình thường trong giai đoạn phát triển cơ xương của con. Qua tháng thứ 4 tình trạng này sẽ được cải thiện.
Bước qua giai đoạn tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 trẻ đã ngủ đêm nhiều hơn, có thể thời gian ngủ của trẻ kéo dài lên đến 8 tiếng mỗi đêm. Ngủ ngày ít hơn, ngủ đêm nhiều hơn là đặc trưng của giai đoạn này. Tuy nhiên, khoảng 6 - 8 tháng sau sinh mẹ đã bắt đầu quay trở lại với công việc nên nhiều trẻ bị rối loạn giấc ngủ khi thiếu hơi mẹ.
Biểu hiện thường thấy là trẻ quấy khóc, khó chịu…vào ban ngày. Mẹ cũng đừng lo lắng các dấu hiệu này sẽ nhanh chóng chấm dứt trong 2 - 3 tuần khi bé thích nghi với nhịp sống mới.
Giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi bé đã lớn hơn và dần bước khỏi giai đoạn sơ sinh. Lúc này bé phân biệt được ngày - đêm rõ ràng và tập được thói quen tự ngủ mà không cần mẹ hay người lớn hỗ trợ.
Vào ban đêm trẻ đã có thể ngủ nhiều hơn tầm 9 - 10 tiếng một đêm và khoảng 2 - 3 tiếng ban ngày. Tuy nhiên ba mẹ cũng cần lưu ý, vào thời điểm này con hơi khó đi vào giấc ngủ so với trước đó và thỉnh thoảng bất chợt thức dậy sau 1 - 2 tiếng ngủ ngắn vào ban đêm. Lý giải cho tình trạng này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ giai đoạn 9 - 12 tháng bước vào độ tuổi phát triển nhảy vọt ở việc mọc răng, tăng chiều cao, tăng cân, bập bẹ tập nói…
Ba mẹ cần ở bên động viên và khích lệ tinh thần con để cho con có chỗ dựa và nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi này.
Cách để mẹ giúp trẻ phân biệt giấc ngủ ngày - đêm
Nhiều mẹ thường có thói quen con ngủ được lúc nào sẽ cho con ngủ lúc đó, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé cũng như thói quen sinh hoạt của gia đình. Nếu trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày thì ban đêm giờ ngủ của trẻ sơ sinh sẽ ngắn hơn. Việc phân biệt được ngày đêm sẽ giúp bé định hình được lúc nào là gờ ngủ ngắn (ban ngày) và giờ ngủ đêm hoặc xuyên đêm (ban đêm).
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ an toàn, ngon giấc
Các chuyên gian nhi khoa cho biết, tình trạng đột tử trong lúc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (SIDS) là vấn đề có thể gặp phải nếu cha mẹ không tuân thủ theo các quy tắc an toàn khi cho con ngủ.
Để tránh mắc phải trường hợp này, ba mẹ cần lưu ý 7 cách giúp giờ ngủ của trẻ sơ sinh an toàn, sâu giấc như sau:
Bên cạnh đó, để phòng ngừa các nguy cơ mắc nhiễm bệnh hay các vấn đề trẻ sơ sinh - trẻ nhỏ có thể mắc phải ba mẹ cần xây dựng cho con chế độ ăn uống khoa học, chế độ ngủ nghỉ, hoạt động vui chơi hợp lý. Bổ sung cho trẻ những dưỡng chất thiết yếu như kẽm, sắt, vitamin, lysine, khoáng chất…để giúp con tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và phát triển trí lực thể trạng tốt nhất.
Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề sức khỏe nào của con như: Tiêu hóa, trào ngược, trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ăn uống….kéo dài và không cải thiện được ba mẹ cần mang bé đưa đến cơ sở bệnh viện, uy tín và gần nhất để thăm khám tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Kết
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin đến giờ ngủ của trẻ sơ sinh giai đoạn từ 0 - 12 tháng. Cách giúp mẹ cho con phân biệt ngày - đêm cùng những mẹo giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc. Hy vọng những kiến thức hữu ích trên giúp mẹ hiểu con hơn và xây dựng lịch trình ngủ nghỉ cho bé khoa học, thuận lợi cho con phát triển toàn diện, tối ưu.