Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn trẻ dành thời gian cho việc ngủ rất nhiều. Giấc ngủ lúc này cần thiết cho quá trình bảo vệ sức khỏe và tăng sự phát triển thể chất cũng như trí não của trẻ.
Vậy, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào là hợp lý để đảm bảo trẻ phát triển tối ưu và mẹo nào giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc? Cùng Suangoainhap.com tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển trí não và thể chất của trẻ
Theo các chuyên gia nhi khoa cho biết, giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao, cân nặng, trí não, cảm xúc, thị lực… của trẻ sơ sinh. Đây là yếu tố quan trọng trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đặc biệt, khi lớn hơn một chút (giai đoạn bắt đầu đi học) thì giấc ngủ còn tác động đến sự tỉnh táo, tập trung, các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, nhận thức, khả năng tiếp thu và tình cảm của trẻ….Vì vậy ba mẹ cần quan tâm và xây dựng lịch ngủ khoa học phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển của con để con ngủ đủ giấc, phát triển toàn diện.
Trẻ quấy khóc, khó chịu khi ngủ không đủ giấc
Việc trẻ ngủ không đủ giấc, hay ngủ không sâu, ngắt quãng dễ dẫn đến các tình trạng như: cáu kỉnh, quấy khóc, khó chịu.
Bên cạnh đó, việc thiếu ngủ còn khiến trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ miễn dịch, viêm mũi dị ứng, cơ thể mệt mỏi, trầm cảm…
Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, trẻ có giấc ngủ kém có có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường hay huyết áp về sau.
Ở giai đoạn lớn hơn, khi thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ không tốt còn khiến trẻ giảm thành tích học tập, stress kéo dài, giảm khả năng chú ý hay mắc các vấn đề về tâm thần.
Mỗi trẻ có cơ địa và lịch trình sinh hoạt riêng biệt tùy vào thể trạng và yếu tố môi trường xung quanh. Tuy nhiên vẫn nên tuân theo một số nguyên tắc nhất định..
Ba mẹ có thể tham khảo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo khuyến nghị của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ.
Độ tuổi |
Thời gian ngủ/ngày |
Chi tiết |
Giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi |
khoảng 18 – 20 giờ |
Tầm 2 - 4 tiếng mỗi giấc, chia làm nhiều buổi trong ngày |
Giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi |
khoảng 16 – 18 giờ |
Tầm 4 - 6 tiếng mỗi giấc, ngủ nhiều hơn vào buổi tối |
Giai đoạn 4 – 12 tháng tuổi |
khoảng 14 – 15 giờ |
Nên tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ vào buổi trưa và buổi tối |
Giai đoạn 1 – 3 tuổi |
khoảng 12 – 14 giờ |
Lúc này vào ban ngày trẻ có thể ngủ từ 1 – 3,5 tiếng. Buổi tối, trẻ có thể ngủ trong khoảng 19 – 21 giờ và thức dậy trong khoảng 6 – 8 giờ sáng. |
Giai đoạn 3 – 6 tuổi |
khoảng 10 – 12 giờ |
|
Giai đoạn 7 – 12 tuổi |
khoảng 10 – 11 giờ |
Giai đoạn này trẻ đã có nhiều hoạt động trong ngày hơn nên giờ đi ngủ sẽ muộn hơn. Khoảng 21 giờ tối và thức dậy khoảng 6 - 7 giờ sáng. |
Mẹo giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ ngon - sâu giấc
Các nghiên cứu khoa học về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh cho thấy ba mẹ cần tạo thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ để xây dựng đồng hồ sinh học cơ thể một cách khoa học nhất. Cụ thể:
Những câu hỏi liên quan đến giấc ngủ của trẻ
Chăm sóc giấc ngủ cho con cần những kỹ năng và kiến thức mẹ bỉm cần biết. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp liên quan đến giấc ngủ của trẻ mẹ đừng bỏ qua.
Thông thường, giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn và chia làm nhiều lần trong ngày hơn so với người lớn. Trẻ cũng dễ bị thức giấc hơn. Một số nghiên cứu cho thấy chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh có thể kéo dài đến 18 - 20 giờ/ ngày. Chỉ thức dậy khi có nhu cầu ăn hay thay tã. Cho đến khi bé được 6 - 8 tuần tuổi thì sẽ ngủ nhiều hơn vào ban đêm và ít lại vào ban ngày.
Trẻ ngủ nhiều trong giai đoạn này được đánh giá là tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Trường hợp trẻ sơ sinh giai đoạn dưới 3 tháng tuổi mà ngủ quá ít so với khuyến cáo sẽ tác động đến sự phát triển thể chất và não bộ của trẻ sau này. Trẻ cần được ngủ sâu đặc biệt vào khung thời điểm từ 22h đến 2h sáng để phát triển tối ưu nhất.
Trường hợp trẻ nhỏ thiếu giấc, ngủ không sâu sẽ ảnh hưởng đến học tập, trẻ dễ cáu gắt và mệt mỏi.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó việc có một giấc ngủ sâu cũng cần được lưu ý. Thế nên ba mẹ hãy tạo cho con không gian thích hợp để ngủ đúng giờ, ngủ ngon, sâu giấc và hạn chế những tác động khiến trẻ giật mình.
Câu trả lời là có, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn mắc các triệu chứng rối loạn giấc ngủ do thời gian ngủ ngày và đêm chênh lệch mỗi ngày. Và điều này lặp lại thường xuyên khiến bé không phân biệt được ngày - đêm hay các giấc ngủ chập chờn không sâu giấc. Lúc này ba mẹ cần luyện tập cho bé thói quen ngủ nhiều ban đêm và ít ban ngày. Bên cạnh đó nếu tình trạng này kéo dài và khó thay đổi ba mẹ cần đưa bé ngay đến bệnh viện, phòng khám nhi khoa để được thăm khám tìm ra nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và điều trị kịp thời.
Kết
Hy vọng với bài viết bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoa học và các mẹo giúp trẻ ngủ ngon - sâu giấc trên sẽ giúp ba mẹ có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc giấc ngủ của con. Chúc bé yêu nhà bạn khỏe mạnh, ngon giấc và phát triển toàn diện.