Núm giả hay ti giả là sản phẩm được nhiều mẹ lựa chọn nhằm giúp bé có giấc ngủ ngon, bớt quấy nhiễu mỗi khi bú no nhưng không chịu rời vú mẹ hoặc có thói quen mút ngón tay. Tuy nhiên, việc sử dụng này cũng khiến không ít bố mẹ lo lắng con ngậm ti giả sẽ khiến bé gặp các vấn đề về răng miệng, hô hấp như: Bị móm, răng mọc lệch, nhiễm trùng tai,...
Vậy có nên cho bé ngậm núm giả không? Cách cho bé ngậm núm giả như thế nào an toàn, đúng chuẩn? Cùng Suangoainhap.com tìm hiểu câu trả lời qua nội dung chi tiết dưới đây!
Dùng ti giả cho bé
Núm giả, ti giả hay còn gọi là tu ti là loại núm ti được làm từ chất liệu silicon, cao su hay chất nhựa dẻo đạt chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh khi ngậm.
Ti giả được thiết kế gồm 2 phần là: Núm ti và tay cầm
Có nên cho bé ngậm ti giả không?
Hiện nay, vì những lý do như bé không chịu rời ti mẹ ngay cả khi đã bú no hay quấy khóc trong lúc ngủ, đa phần bố mẹ đều lựa chọn giải pháp là cho bé ngậm núm ti giả. Vậy liệu trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không? Để có cái nhìn chi tiết và khách quan nhất dưới đây Suangoainhap.com sẽ chia sẻ về các ưu - nhược điểm, phần nào giúp bố mẹ có câu trả lời cho câu hỏi trên.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Theo lời khuyên từ các chuyên gia Nhi Khoa, giai đoạn cho bé ngậm núm giả thích hợp là lúc bé đã có khả năng bú mẹ tốt khoảng 6 - 8 tuần tuổi, TRÁNH 3 - 4 tuần đầu sau sinh.
Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé làm quen núm ti giả từ từ, đồng thời lựa chọn những sản phẩm cao cấp, có họa tiết vui nhộn, màu sắc bắt mắt để bé có thêm phần hào hứng.
Lưu ý: Khi trẻ gặp vấn đề về viêm tai giữa hoặc tăng cân, mẹ nên dừng hoặc không nên cho bé mút ti giả để tránh nguy cơ mắc SIDS.
Cách tập cho bé ngậm ti giả
Khi bắt buộc phải cho con sử dụng ti giả, để đảm bảo mang đến những công dụng tốt nhất, mẹ nên tham khảo cách cho bé ngậm núm giả an toàn, đúng chuẩn dưới đây:
Bố mẹ không nên đeo núm vú giả trên người hoặc treo vào nôi, xe đẩy, bé vì rất có thể sẽ siết vào cổ gây ngạt thở, trầy xước da thịt. Sẽ an toàn hơn nếu mẹ dùng 1 chiếc kẹp để gắn núm vú giả vào quần áo bé.
Mẹ nên thận trọng, không nên sử dụng ti giả cho bé trong 1 số trường hợp dưới đây để tránh gây tác dụng ngược.
Như đã chia sẻ trên, bố mẹ không nên quá lạm dụng núm vú giả trong bất kì tình huống nào, hãy sử dụng khi thật sự cần thiết. Chẳng hạn: Những lúc bé đói bụng, mệt quấy khóc, nhõng nhẽo bố mẹ phải giải quyết nhu cầu này trước bằng cách bồng bế, dỗ dành con chứ không nên cho trẻ ngậm ti giả ngay.
Bên cạnh những bé “nghiện” ti giả thì vẫn có 1 số bé không chịu ngậm ti giả, nhạy cảm và nhận ra rằng đó không phải “hàng” thật. Do vậy, cách cho con ngậm ti giả hiệu quả là mẹ nên để bé làm quen trước từ 5 - 10 phút đầu.
Trường hợp bé không hợp tác, mẹ có thể thử nhúng núm ti vào sữa bột, sữa mẹ hoặc loại nước trái cây bé thích và quan sát xem bé có nhả núm ra nữa không.
Trường hợp này sẽ áp dụng khi bé đã bú no nhưng không chịu nhả núm vú, cụ thể: Khi cảm thấy bé đã bú no, mẹ có thể lấy từ từ ti ra sau đó đút ti giả vào. Cách cho bé ngậm núm giả này sẽ giúp mẹ chăm sóc bé được nhàn hơn, thoải mái hơn.
Với trường hợp bé đã cố gắng từ chối núm vú và mẹ đã thử bằng nhiều cách, hãy đợi xem phản ứng của bé, sau đó vài ngày thử lại cũng như rút kinh nghiệm để chọn được thời gian, thời điểm phù hợp.
Bé không chịu ngậm ti giả, nguyên nhân do đâu?
Bên cạnh những bé háo hức khi được mẹ cho ngậm ti giả thì 1 số bé lại bất hợp tác. Vậy bé không chịu ngậm ti giả vì lý do gì? Cùng theo dõi nội dung tiếp theo dưới đây:
Hãy “cung khi bé cần” đây là điều kiện bố mẹ cần lưu ý khi cho con ngậm ti giả. Ở đây có thể hiểu là, bố mẹ nên cho bé ngậm đúng lúc, đúng thời điểm không nên quá lạm dụng. Bởi bên cạnh những lúc khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc bé cũng sẽ có khi bị đói, mệt, cần thay tã hay phàn nàn vì cơ thể quá nóng, lạnh muốn được bố mẹ dỗ dành. Tuy nhiên, nếu mẹ áp dụng trong những thời điểm trên, núm ti giả cũng không có tác dụng. Sau vài lần không giải quyết được vấn đề, bé cũng sẽ “lờn ti” và từ chối thường xuyên.
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, do vậy chúng sẽ phản ứng rất nhanh với những nhãn hiệu núm vú giả, cứng, mùi hôi hóa chất,...Bên cạnh đó, kích thước và hình dạng cũng rất quan trọng, nếu núm vú giả không đúng với hình dạng khuôn miệng, quá to hoặc quá nhỏ, bé sẽ từ chối ngay lập tức.
Nếu đã thử bằng mọi cách nhưng bé vẫn không chịu bú núm ti giả, tuyệt nhiên bố mẹ sẽ phải chấp nhận rằng bé không muốn có một vật vì khác khó chịu ngoài vú mẹ trong miệng.
Lưu ý khi cho bé ngậm núm vú giả
Kết Luận: Qua bài viết chia sẻ trên, Suangoainhap.com phần nào đã giúp bố mẹ giải quyết được thắc mắc xoay quanh chủ đề cách cho bé ngậm núm giả. Hy vọng nội dung là thông tin hữu ích, mẹ có thể áp dụng để chăm sóc bé một cách tốt nhất.