Địu được xem là món vật dụng hữu ích giúp mẹ rảnh tay, thoải mái trong việc chăm sóc, đưa đón bé khi đi chơi, đi học, tiêm phòng,...Đồng thời tạo không gian thoải mái để bé vận động, ngắm nhìn thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, “Trẻ mấy tháng thì địu được” “Trẻ mấy tháng thì địu đi xe máy được?” vẫn là câu hỏi thắc mắc của nhiều bố mẹ. Dưới đây, cùng Suangoainhap.com tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ cùng những lưu ý hướng dẫn sử dụng địu cho bé đúng cách, an toàn nhé!
Bé mấy tháng có thể dùng địu
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực Nhi Khoa, trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi là có thể sử dụng địu được. Tuy nhiên, lúc này cơ thể bé chưa thật sự hoàn thiện, vùng đầu cổ còn khá yếu nên chỉ dùng được các loại địu trợ lực có tư thế bế nằm với phần đỡ cổ và gáy chắc chắn đảm bảo không ảnh hưởng tới xương cổ và cột sống của trẻ.
Vậy bé mấy tháng thì ngồi địu được? Sau khi bé đã hoàn thiện và phát triển hệ xương khớp trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể thay đổi chuyển sang địu ngồi cho bé. Khác với địu trợ lực, địu ngồi giúp bé thoải mái quan sát thế giới xung quanh, vận động với nhiều tư thế khác nhau như: Nằm, ẳm, bế sau lưng, bế trước ngực,...Tuyệt nhiên, điều này vẫn đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp bé.
Bắt đầu giai đoạn từ 10 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể địu bé sau lưng hoặc trước ngược di chuyển xa bằng các phương tiện như xe đạp, xe máy, xe ô tô,...
Tương tự với các vật dụng hỗ trợ quá trình chăm sóc bé, địu là đồ dùng cần thiết giúp mẹ giải quyết những vấn đề:
Với những công dụng tuyệt vời trên, chắc hẳn mẹ đã phần nào giải đáp được câu hỏi “có nên cho trẻ sử dụng địu?” “Trẻ mấy tháng thì địu được”. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng hay sử dụng quá sớm là điều không nên. Bởi điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương cột sống, chấn thương vùng cổ gây nhiều biến chứng như: Cong vẹo, gãy đốt sống, đột tử,...
Bên cạnh đó, theo khuyến nghị từ chuyên gia, bố mẹ chỉ nên địu trẻ dưới 11kg bởi mỗi loại địu đều được thiết kế với số lượng cân nặng tối đa nhất định. Khi địu quá nặng sẽ dễ gây khó chịu cho cả mẹ và bé.
Có mấy loại địu cho bé?
Hiện nay trên thị trường có nhiều phân loại địu cho bé, trong đó loại địu phổ biến nhất có thể kể đến là:
Xem thêm: Nên mua địu ngồi hay địu trợ lực cho bé? Ưu - nhược điểm từng loại
Cách đeo địu cho bé an toàn
Theo bác sĩ Phan Văn Tiếp (Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi - Viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM) cho biết, mặc dù sử dụng địu là giải pháp hữu ích hỗ trợ mẹ trong quá trình chăm sóc bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết địu trẻ đúng cách, an toàn khiến ngày càng nhiều trẻ nhỏ gặp các vấn đề về cột sống.
Giúp mẹ giải quyết nỗi lo trên, dưới đây là cách đeo địu cho bé an toàn được tổng hợp từ kinh nghiệm nuôi dạy con cũng như lời khuyên từ chuyên gia.
Đối với những bé sơ sinh, cách địu bé an toàn đầu tiên mẹ cần lưu ý là địu bé với tư thế thoải mái, ngửa mặt ra bên ngoài, chắc chắn mũi bé không bị ép vào lồng ngực mẹ hoặc địu. Điều này giúp tránh nguy cơ bé bị ngạt thở, khó chịu, quấy khóc.
Đồng thời để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh, mẹ nên vệ sinh mũi bé sạch sẽ và lưu ý giữ không cho cằm bé chạm vào ngực bạn ít nhất 2 ngón tay. Đến giai đoạn bé lớn đã kiểm soát được đầu và cổ, mẹ nên đặt bé quay sang một hướng má chạm ngực để tránh làm bé ngạt thở.
Trường hợp khi địu bé bị ngã từ độ cao từ ngực mẹ xuống là điều khó tránh khỏi và rất nguy hiểm. Do vậy, khi địu trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mẹ nên quan sát thường xuyên tránh bé trượt ra khỏi địu.
Trường hợp di chuyển bằng phương tiện, bạn nên cẩn trọng dùng một tay ôm bé vào lòng di chuyển chậm với mức có thể. Hoặc không, hãy luôn chú ý điều chỉnh tư thế bé sao cho an toàn và chắc chắn nhất.
Trường hợp nếu bạn phải nhặt 1 thứ gì đó, thay vì cúi khom lưng xuống, hãy hạ thấp phần hông kèm 1 tay ôm bé, nhờ đó bé được giữ thẳng đứng mà không gặp nguy hiểm.
Với những bố mẹ lần đầu địu bé hay chưa quen sử dụng địu, hãy dành thời gian đọc kỹ hướng dẫn sử dụng test thử trước để đảm bảo an toàn cho bé.
Khi địu mẹ nên giữ bé bằng một hoặc cả hai tay, tránh trường hợp bé trượt ra khỏi địu hay các khóa dây buộc địu có vấn đề. Theo thời gian khi đã quen dần, chắc chắn an toàn bạn có thể địu bé tự do mà không cần phải sử dụng tay giữ.
Như những chia sẻ từ câu hỏi trẻ mấy tháng thì địu được trên, có thể thấy bé sơ sinh 2 tháng tuổi đã có thể sử dụng được. Tuy nhiên, lúc này phần cổ sau gáy bé còn rất yếu chưa tự giữ đầu mình nên cần sự hỗ trợ từ bố mẹ.
Sau 4 tháng đầu đời là giai đoạn bé bắt đầu phát triển về hệ xương khớp, do vậy mẹ cần đặc biệt quan tâm về phần hông, đầu gối, khớp tay để bé có thể tự do thoải mái vận động.
Kinh nghiệm lựa địu cho bé an toàn, chất lượng
Để đảm bảo an toàn cho bé trong suốt quá trình sử dụng, khi lựa chọn và địu cho bé mẹ cần lưu ý đến những vấn đề sau:
Kết Luận: Trên đây là toàn bộ nội dung câu hỏi “Trẻ mấy tháng thì địu được” Bé mấy tháng có thể dùng địu ngồi?” Hy vọng những kiến thức bổ ích cùng cách đeo địu cho bé đúng chuẩn, an toàn thoải mái sẽ là nền tảng giúp mẹ chăm sóc bé được tốt và an tâm hơn. Nếu bố mẹ còn bất kì câu hỏi nào liên quan cùng chủ đề, đừng ngần ngại để lại lời nhắn ở phần bình luận, Suangoainhap.com sẽ hỗ trợ nhanh chóng. Chúc bé khỏe, mẹ an tâm!