Bé sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi với nguồn dinh dưỡng chính là bú mẹ và sữa công thức. Chính vì vậy bề mặt lưỡi và khoang miệng chứa nhiều vi sinh vật gây mùi. Nếu không vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh thường xuyên, đúng cách, loại bỏ cặn sữa và vi khuẩn có thể dẫn đến tình trạng tưa lưỡi, viêm nướu, nhiễm trùng, thậm chí mất vị giác, tạo cho bé cảm giác chán ăn, bỏ bú, nôn trớ.
Vậy làm thế nào để chăm sóc răng miệng cho bé đúng chuẩn khoa học. Bài viết dưới đây, Suangoainhap.com sẽ cung cấp đến bố mẹ những giải pháp hiệu quả, đơn giản giúp bé tránh quấy khóc, khó chịu, đảm bảo sức khỏe, quá trình mọc răng diễn ra thuận lợi.
Vệ sinh miệng cho trẻ để tránh tưa lưỡi, sữa vón cục
Vệ sinh khoang miệng là việc làm cần thiết với mọi đối tượng ở mọi độ tuổi khác nhau. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Răng miệng là nơi sinh sôi, phát triển ra nhiều vi khuẩn, virus gây mùi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy khi không được vệ sinh đúng cách sẽ gây ra các tình trạng như: Nhiễm trùng miệng, viêm nướu, tưa lưỡi, thậm chí mất vị giác, tạo cho bé cảm giác chán ăn, quấy khóc, bỏ bú, nôn trớ.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh đúng cách còn giúp ít cho việc mọc răng sau này.
Rơ lưỡi cho trẻ như thế nào cho đúng?
Với những bé bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ thông qua bình sữa sẽ không cần rơ lưỡi hàng ngày. Bởi khi bú lưỡi bé sẽ cọ sát vào núm ti nên rất ít khi bị đóng cặn sữa.
Mẹ có thể rơ lưỡi cho bé 2 - 3 ngày/ lần.
Trong 6 tháng đầu đời, tình trạng bé bị nôn trớ là điều thường gặp, trẻ trớ ra sữa mới bú xong hoặc có thể ra sữa vón cục. Do vậy, để hạn chế tình trạng cặn sữa trong khoang miệng mẹ cần rơ lưỡi cho bé mỗi ngày. Bên cạnh đó, sau khi cho bé bú bình mẹ nên cho trẻ uống từ 1 - 3 thìa nước tùy vào độ tuổi giúp tráng miệng sạch sẽ.
Tương tự trên, trẻ uống sữa công thức là đối tượng cần rơ lưỡi nhiều. Nếu không thực hiện thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng viêm họng, viêm lưỡi, lười bú.
Giải pháp là cứ sau mỗi cữ bú, mẹ cần cho trẻ tráng miệng 1 - 3 thìa nước ấm kết hợp rơ lưỡi khoảng 2 lần/ ngày.
Có 2 cách làm sạch miệng cho trẻ sơ sinh là: Vệ sinh miệng cho bé hằng ngày và vệ sinh miệng khi trẻ bị tưa lưỡi.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh
Cặn sữa hay còn gọi là dịch tiêu hóa của dạ dày thường xuất hiện những chấm trắng nhỏ trên mặt lưỡi dễ bong khi trẻ gặp tình trạng nôn trớ. Nguyên nhân dẫn đến khoang miệng bé chứa nhiều cặn sữa là:
Thời điểm vệ sinh: Mẹ nên chọn thời điểm sau khi cho bé ăn sáng xong khoảng 2 tiếng, việc vệ sinh sẽ lấy đi các cặn sữa đọng lại trên bề mặt, cặn sữa là những mảng bám nhỏ màu trắng trên niêm mạc lưỡi. Nó hoàn toàn không gây cảm giác đau đớn, rất dễ bong và trôi khi trẻ nuốt nước bọt.
Cách làm sạch cặn sữa ở lưỡi trẻ sơ sinh tương đối đơn giản, mẹ chỉ cần chuẩn bị: Nước ấm và một miếng gạc chuyên dụng.
Quy trình các bước thực hiện:
Cách làm sạch tưa lưỡi cho bé
Tưa lưỡi hay còn gọi là bệnh nấm lưỡi là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi, họng và có thể là thực quản bị nhiễm nấm candida. Dấu hiệu khi bé bị tưa lưỡi là xuất hiện hiện những màng giả mạc màu trắng bám trên bề mặt lưỡi, họng khó bong khi cọ xát gây đau rát, chảy máu.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tưa lưỡi là:
Thời điểm vệ sinh: Thời điểm tốt nhất để mẹ rơ lưỡi cho bé là vào buổi sáng sau khi ăn sáng 2 tiếng. Tuyệt đối không rơ lưỡi khi bé đã ăn no hay bụng trống rỗng. Cách làm sạch tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng tương tự như việc chăm sóc, vệ sinh lấy cặn, xử lý sữa vón cục cho bé hàng ngày. Khác là đánh tưa lưỡi cần kết hợp sử dụng thuốc kháng nấm để vệ sinh.
Quy trình các bước thực hiện:
Một số loại thuốc kháng nấm vệ sinh tưa lưỡi phổ biến ở trẻ sơ sinh:
Trong một số trường hợp bé bị tưa lưỡi nặng, bị nấm trên diện rộng thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, sốt cao, hơi thở hôi,...Mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ và tìm ra giải pháp giải quyết phù hợp, an toàn.
Thực tế, tưa lưỡi không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng bé tuy nhiên nếu kéo dài lâu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến những bộ phận xung quanh như hệ tiêu hóa, vùng hầu họng,...
Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng chuẩn y khoa
Không tự ý rơ lưỡi bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác nếu chưa có chỉ định từ Bác Sĩ
Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh tuy đơn giản nhưng lại vô cùng nhạy cảm. Nếu thực hiện không đúng cách sẽ khiến niêm mạc lưỡi của trẻ bị tổn thương. Mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Kết Luận: Nội dung trên là những chia sẻ về cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn khoa học, đơn giản tại nhà. Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức hữu ích giúp mẹ nhàn hơn trong việc chăm sóc con nhỏ. Nếu mẹ còn bất kì câu hỏi nào liên quan cùng chủ đề, đừng ngần ngại để lại lời nhắn ở phần bình luận, các chuyên gia dinh dưỡng Suangoainhap.com sẽ hỗ trợ nhanh chóng. Chúc bé khỏe, mẹ an tâm!