Các bé sơ sinh có làn da rất mỏng manh và nhạy cảm, đặc biệt bộ phận mắt cần phải được nâng niu, nhẹ nhàng và sử dụng các sản phẩm phù hợp với niêm mạc trẻ nhỏ. Việc vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh tưởng như dễ dàng nhưng thực tế lại đòi hỏi rất cao sự cẩn thận từ các mẹ.
Sữa Ngoại Nhập sẽ hướng dẫn ba mẹ các bước chi tiết vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng chuẩn y khoa để bé yêu khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu đời nhé!
Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh an toàn đúng cách có tác dụng gì?
Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn bảo vệ tối ưu cho đôi mắt trẻ
Thực tế có rất nhiều cha mẹ không biết cách vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ đúng cách từ đó gây ra một số sai lầm trong khi vệ sinh mắt và để lại những hậu quả đáng tiếc. Vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh an toàn, phù hợp có những lợi ích như:
- Loại bỏ các chất bẩn bám trên mắt của trẻ và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chỉ ở trong nhà ít tiếp xúc với bụi bẩn nên không cần phải vệ sinh mắt. Tuy nhiên không phải như vậy, trẻ sơ sinh đã tiếp xúc với các dịch tiết từ cơ thể mẹ, co thể người thân và với những bé dưới 3 tháng tuổi thì tuyến lệ chưa phát triển hoàn thiện nên mắt chưa được làm sạch bằng nước mắt. Vì vậy, vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh giúp các chất bẩn từ lúc sinh ra và tiếp xúc với môi trường bị loại bỏ hiệu quả.
- Giúp bé giảm các triệu chứng khó chịu do các bệnh lý về mắt hoặc vi sinh vật gây ra: Việc rửa mắt thường xuyên giúp loại bỏ vi sinh vật gây bệnh này đồng thời giúp mắt trẻ dễ chịu hơn khi đang bị viêm nhiễm.
- Với những trẻ bị viêm kết mạc mắt sau sinh do tiếp xúc với dịch cơ thể mẹ lúc sinh với biểu hiện là sau sinh mắt tiết dịch nhiều, 2 mắt bị dính vào nhau mỗi sáng thức dậy... Thì việc vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh cũng có tác dụng làm giảm và hết các triệu chứng này.
- Cần phải vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn, nếu vệ sinh sai cách có thể vô tình gây ra nhiều phiền toái hơn cho mắt của trẻ.
Cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh
4 bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn
Sử dụng nước muối sinh lý đẳng trương (tức 1 lít dung dịch nước muối chứa 9g muối ăn) để vệ sinh mắt (hoặc mũi) là lựa chọn an toàn cho trẻ sơ sinh.
Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ bao gồm nước muối sinh lý dùng để rửa mắt, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh từng bên mắt.
- Bước 2: Trước khi vệ sinh mắt hay là mũi cho trẻ thì cần đảm bảo tay sạch sẽ bằng cách rửa tay với xà phòng và nước sạch.
- Bước 3: Lấy gạc vô khuẩn ra và thấm nước muối, sau đó nhẹ nhàng lau theo chiều từ đầu đến phần đuôi mắt, sau đó làm tương tự với bên còn lại. Thực hiện khoảng 2 lần hoặc lau khi có gỉ xuất hiện.
- Bước 4: Cuối cùng, mẹ nhúng khăn trong nước ấm lau quanh toàn bộ mặt của bé.
Mỗi ngày có thể vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ từ 2 đến 3 lần, vào các thời điểm như sau khi thức dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Với những trẻ có nhiều gỉ mắt thì có thể rửa bất cứ lúc nào thấy nhiều gỉ mắt xuất hiện.
Để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên kết hợp việc rửa mặt sau khi rửa mắt cho trẻ bằng nước đun sôi để ấm và pha với chút muối cho trẻ tới khi trẻ ít nhất sau 6 tháng tuổi. Chú ý để riêng khăn rửa mặt cho trẻ, nên phơi khăn mặt cho trẻ dưới ánh nắng mặt trời để giảm bớt lượng vi sinh vật.
Đặc biệt mẹ cần phải lựa chọn nước muối sinh lý chuyên biệt cho trẻ, nên sử dụng loại đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo được các bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng.
Lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết khi vệ sinh mắt cho trẻ
Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh cha mẹ không nên bỏ qua
Để tránh những sai lầm khi vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ, cần chú ý những điều sau:
- Tuyệt đối không nên dùng một gạc vô khuẩn để vệ sinh cả 2 mắt cho trẻ, bời vì làm như vậy sẽ vô tình gây lây nhiễm chéo những tác nhân gây bệnh của 2 mắt cho nhau. Nhất là khi trẻ có bệnh viêm kết mạc.
- Trong một số trường hợp bị bệnh lý về mắt, khi thấy trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm hay ra nhiều dịch mủ ở mắt thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
- Chú ý tạo thói quen rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi làm vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ, rất nhiều cha mẹ bỏ qua bước này nhưng chúng ta biết rằng trên da có rất nhiều vi sinh vật có thể gây bệnh nếu tay tiếp xúc trực tiếp với mắt trẻ vô tình là cầu nối cho vi sinh vật tiếp xúc với niêm mạc mắt của trẻ, có thể gây bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với nguy cơ gây bệnh như nắng nóng, khói bụi; Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh về mắt có thể lây nhiễm nhất là trong đợt dịch đau mắt đỏ.
- Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
- Trẻ sơ sinh dùng sữa mẹ (hoặc sữa công thức) không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.
Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh
Những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh
- Bệnh viêm kết mạc, đổ ghèn ở mắt là bệnh thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn đầu đời. Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt.
- Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoeae (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).
- Lậu cầu Neisseria gonorrhoeae gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.
Triệu chứng điển hình của các bệnh này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh.
Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh là việc làm vô cùng quan trọng để bảo vệ bé yêu ngay từ khi mới sinh ra khỏi những tác nhân gây ra những căn bệnh tiềm ẩn.
2 phương thức cha mẹ cần làm để bảo vệ mắt trẻ sơ sinh
Cho trẻ đi khám mắt định kỳ để bảo vệ tối ưu sức khỏe thị lực của con yêu
Trẻ sơ sinh đôi mắt còn rất mong manh và yếu ớt và đặc biệt rất nhạy cảm. Để giúp mắt trẻ phát triển một cách tốt nhất ba mẹ nên chú ý:
Theo tài liệu của Hội Nhãn khoa Mỹ, bên cạnh việc vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh thì phụ huynh nên chú ý khám mắt định kỳ cho trẻ. Đây là một điều quan trọng để sớm phát hiện các bệnh về mắt mà trẻ có thể gặp phải, từ đó có cách chữa trị kịp thời. Ngoài ra, phụ huynh cho bé bú đủ sữa mẹ, ngủ đủ giấc cũng là một cách bảo vệ mắt cho con.
- Hạn chế ánh sáng phòng ngủ
Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong được thư giãn. Nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, ánh sáng mặt trời chiếu vào vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, đồng tử có thể sẽ co giãn và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.
Ban ngày bé ngủ phụ huynh cũng nên kéo rèm. Ngoài ra, đồ chơi treo ở phía trên hay cạnh giường cha mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi vị trí để bé có thể nhìn được ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu chỉ treo ở một phía cố định, lâu dài có thể làm cho mắt bé bị lác, giảm thị lực.
Kết
Trên đây là 4 bước vê sinh mắt cho trẻ sơ sinh cũng như những lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết khi chăm sóc mắt cho bé. Hãy chủ động trong việc chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh, giúp con có được hành trang tốt nhất để bước vào cuộc sống.