6 Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách và những lưu ý quan trọng

by Đoàn Mai Thy 30/01/2023

Việc vệ sinh mũi cho bé thường xuyên sẽ giúp loại bỏ chất nhờn, vi khuẩn trong mũi, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, nếu rửa mũi cho trẻ không đúng cách có thể gây ra tác dụng ngược như khiến trẻ bị sặc hoặc gây tổn thương cho niêm mạc mũi. Cùng Sữa Ngoại Nhập  tìm hiểu 6 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng chuẩn trong bài viết sau.

 

Khi nào mẹ cần rửa mũi cho bé sơ sinh?

cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ xuất hiện tình trạng khò khè, khó thở, dịch nhầy đặc lại trong mũi…thì ba mẹ cần rửa mũi cho con

Khi không khí đi vào đường thở, mũi sẽ tự động tiết dịch để làm ẩm. Tuy nhiên, khi bị nhiễm virus, vi khuẩn, dịch mũi của bé sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. 

Các mẹ nên làm sạch mũi cho bé khi:

  • Bé xuất hiện tình trạng tắc mũi, dịch trong mũi đặc lại không thể tự chảy ra ngoài
  • Trẻ khò khè, khó thở, họng có nhiều đờm và chất nhầy trong khoang mũi
  • Trẻ sơ sinh mắc các bệnh như viêm mũi

Các mẹ hãy lưu ý khi áp dụng các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh không nên rửa nhiều lần trong ngày vì sẽ khiến mũi của bé khô hơn. Chỉ nên rửa 2 - 5 lần trong ngày để tránh làm niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

Rửa mũi sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi hô hấp, từ đó đảm bảo ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn trong đường thở. 

6 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng chuẩn

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Theo các chuyên gia khuyến cáo: Sử dụng nước muối sinh lý là lựa chọn an toàn nhất để rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý khá đơn giản, ba mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Đặt trẻ nằm yên, để đầu con cao hơn một chút
  • Nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi bé, đợi 30 – 60 giây
  • Nghiêng người con sang một bên để làm ráo mũi, lấy khăn giấy thấm nước mũi
  • Nhẹ nhàng lau xung quanh lỗ mũi mà không xâm nhập sâu vào lỗ mũi. Làm sạch ống nhỏ sau mỗi lần sử dụng.

Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ này sẽ giúp giảm hiện tượng nghẹt mũi và thông đường thở rất hiệu quả. Chỉ nên áp dụng phương pháp này 2-3 lần/ngày

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Sử dụng ống bơm là cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Sử dụng ống bơm là cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách bằng ống bơm, ba mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Đặt bé ở tư thế ngồi. 
  • Bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ tay nắm
  • Đặt đầu ống bơm ngay bên trong lỗ mũi (lưu ý đừng đưa vào quá sâu). 
  • Thả tay cầm áp để hút chất nhầy ra
  • Đưa ống tiêm ra khỏi lỗ mũi của em bé và thấm chất nhầy bằng khăn giấy
  • Vệ sinh ống bơm bằng nước sạch trước khi sử dụng lại.

Quá trình vệ sinh nên diễn ra nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sử dụng ống bơm. Việc hút chất nhầy quá mạnh sẽ khiến các mô nhỏ bên trong mũi vỡ ra, dẫn đến chảy máu và làm cho tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng bóng hút mũi để vệ sinh mũi cho trẻ

Vệ sinh mũi cho bé sơ sinh bằng bóng hút mũi

Vệ sinh mũi cho bé sơ sinh bằng bóng hút mũi

Theo review từ một số mẹ bỉm sữa cho biết thì việc sử dụng bóng hút mũi để rửa mũi cho trẻ sơ sinh cảm thấy phương pháp này ít gây xâm lấn, mang lại hiệu quả cao và dễ sử dụng hơn so với ống bơm. 

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh khò khè bằng bóng hút nhẹ nhàng, hiệu quả, mẹ thực hiện như sau:

  • Rửa tay thật sạch trước và sau khi thực hiện
  • Đặt bé nằm ngửa, mặt hướng lên trần nhà. (Nhờ người giữa bé ở tư thế này hoặc quấn lại bằng khăn, giữ tay bé 2 bên hông)
  • Nhỏ vào một bên mũi bé 3 – 4 giọt nước muối (hoặc theo chỉ định của bác sĩ). Giữ bé ở tư thế này 1 phút
  • Trước khi đưa vòi hút vào mũi bé, bóp xẹp phần bóng bằng ngón cái (đảm bảo dụng cụ hoạt động tốt)
  • Đưa đầu nhọn của vòi hút vào mũi bé một cách nhẹ nhàng đến khi bịt kín mũi bé
  • Mẹ buông nhẹ ngón cái để hút không khí vào lại trong bóng, lực hút sẽ kéo theo chất nhầy của mũi vào trong bóng
  • Lấy vòi hút ra khỏi mũi bé, bóp bóng đẩy bỏ chất nhầy mũi vào mẫu khăn giấy
  • Lặp lại từ bước 3 đến bước 7 với bên mũi còn lại. Mỗi bên mũi cần được rửa nhiều lần để lấy sạch chất nhầy
  • Lau sạch nhầy mũi bên ngoài quanh mũi bé bằng khăn giấy
  • Vệ sinh súc rửa và lau sạch bóng hút mũi bằng nước xà phòng ấm sau mỗi lần sử dụng.
  • Rửa tay, dụng cụ và vệ sinh mặt mũi bé sạch sẽ.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi

Áp dụng phương pháp xông hơi để rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Áp dụng phương pháp xông hơi để rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Phương pháp này dễ thực hiện, ba mẹ có thể áp dụng tại nhà, các bước tiến hành như sau:

  • Mở vòi nước nóng trong phòng tắm trong vài phút cho đến khi căn phòng có nhiều hơi nước. 
  • Sau đó, ngồi cùng con trong phòng tắm một khoảng thời gian. 
  • Phương pháp rửa mũi cho trẻ sơ sinh này có thể cải thiện tình trạng khó thở ở trẻ nhỏ.

Bằng cách này, dịch nhầy sẽ trở nên loãng và dễ bị trục xuất ra ngoài hơn. Đây cũng cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi rất hiệu quả.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy phun sương giúp làm mềm niêm mạc mũi

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy phun sương

Áp dụng phương pháp dùng máy phun sương cũng là cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Khi trẻ sơ sinh bị khó thở, bạn hãy giúp bé bằng cách để gối đầu của trẻ cao hơn một chút. Ngoài ra, không khí quá khô còn khiến đường hô hấp khó chịu. Do vậy, bạn nên chạy máy phun sương để làm dịu hệ hô hấp của bé.

Phương pháp này cũng tương tự như áp dụng cách xông hơi. Sương chưa hơi nước trong không khí bé hít vào sẽ giúp dịch nhầy loãng và dễ bị trục xuất ra ngoài hơn.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách hút đờm tại phòng khám

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách hút đờm

Hút đờm trực tiếp cho con cũng là một cách vệ sinh mũi nhiều bác sĩ áp dụng

Hút đờm dãi ở miệng và họng là phương pháp rửa mũi cho trẻ sơ sinh được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc bác sĩ trong một vài trường hợp như:

  • Nếu chất nhầy không thể lấy ra bằng ống xy-lanh hoặc máy hút
  • Nếu trẻ nhỏ thở có âm thanh bất thường
  • Trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn
  • Nếu trẻ gặp khó khăn khi đồng thời phải thở và ăn

Các bước thực hiện như sau:

  • Bác sĩ đổ dung dịch nước muối rửa mũi vào ly. 
  • Dùng một ống có kết nối với thiết bị hút hút dung dịch nước muối rửa mũi vào ống, dùng công tắc để giữ nước lại. 
  • Sau đó, từ từ luồn ống này vào một bên mũi bé cho đến khi nó chạm vào phần sau của cổ họng. 
  • Bật công tắc để nước trong ống chảy ra làm loãng đờm dãi, sau đó hút đờm dãi này vào ống. 
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ rút ống ra ngoài. Phương pháp này được tiến hành nhiều lần đến khi con thở dễ dàng hơn.

Lưu ý khi áp dụng các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh ba mẹ không nên bỏ qua

Những lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh mũi cho trẻ tuy đơn giản nhưng lại vô cùng nhạy cảm. Nếu thực hiện không đúng cách sẽ khiến niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương. Ba mẹ hãy lưu ý 5 điều sau trước khi thực hiện vệ sinh mũi cho bé.

Tần suất thực hiện rửa mũi cho trẻ

  • Khi áp dụng cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh ba mẹ nên thực hiện với tần suất tối đa 3 lần/ngày đối với trường hợp bé bị viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, nếu hô hấp của bé hoàn toàn bình thường và không có các biểu hiện như thở khò khè, nghẹt mũi,… thì chỉ nên rửa mũi cho bé từ 2 - 3 lần/tuần. 
  • Không nên hút đờm dãi ở miệng và họng quá 2 – 3 lần/ngày để tránh làm mỏng thành mũi, tạo ra tổn thương không đáng có.
  • Không nên lạm dụng tần suất rửa mũi cho trẻ. Điều này sẽ khiến khoang mũi của bé bị mất lớp nhầy tự nhiên, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. 

Chọn đúng thời điểm 

  • Việc chọn đúng thời điểm thực hiện rửa mũi cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Theo đó, thời điểm thích hợp nhất để rửa mũi cho trẻ là trước khi cho trẻ ăn và trước khi cho trẻ đi ngủ. 
  • Không nên áp dụng các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngay khi bé vừa ăn no vì dễ gây nôn trớ. 
  • Không nên vệ sinh mũi khi trẻ đang ngủ, dễ khiến nước muối bị ứ đọng và chảy tới các cơ quan khác như tai, họng. 
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng với các loại máy hút mũi, ống bơm. Kiểm tra lực hút của các sản phẩm này bằng cách đặt ngón tay lên đầu hút.
  • Sau khi sử dụng, làm sạch tất cả các bộ phận của thiết bị và ống bơm bằng xà phòng hoặc nước ấm.

Lựa chọn dung dịch rửa mũi an toàn cho trẻ

Hiện nay, thị trường (các sàn TMĐT, nhà thuốc online, offline, cửa hàng…) bày bán đa dạng các loại dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ, gây khó khăn cho bố mẹ khi muốn tìm loại phù hợp, an toàn. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh, để được kê đơn dung dịch rửa mũi và nhỏ mũi cho trẻ phù hợp, chất lượng nhé.

Chọn dụng cụ rửa mũi cho trẻ sơ sinh phù hợp

Để loại bỏ mọi dịch nhầy, bụi bẩn trong khoang mũi của bé, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của các dụng cụ rửa mũi cho bé chuyên dụng. Ba mẹ tuyệt đối nên tránh hút mũi cho trẻ bằng miệng vì không đảm bảo vệ sinh, dễ lây lan vi khuẩn từ miệng cho con nhé. 

Đảm bảo an toàn vệ sinh khi rửa mũi cho trẻ

Trước khi tiến hành vệ sinh mũi cho bé, bố mẹ cần đảm bảo đã rửa sạch tay với xà phòng khử khuẩn. Đồng thời, hãy kiểm tra để đảm bảo các dụng cụ vệ sinh mũi đã được rửa sạch và khử trùng. Sau khi sử dụng, nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo và kín để tránh bụi bẩn bám vào. 

Câu hỏi thường gặp khi áp dụng các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Những câu hỏi thường gặp khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Những câu hỏi thường gặp khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không? Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày? Đây là những băn khoăn phổ biến của các bậc phụ huynh.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách có thể giúp loại dịch tiết, bụi bẩn bên trong mũi để đường thở thông thoáng. Tuy nhiên, các mẹ không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc còn non yếu và nhạy cảm của trẻ. 

Chỉ áp dụng cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi: Bé có hiện tượng khó thở, dịch nhầy đặc quánh gây nghẹt mũi, mắc bệnh viêm nhiễm mũi, tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm…

Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Bạn chỉ nên rửa mũi cho con 2 – 5 lần/ngày (trường hợp nhẹ chỉ cần 2 - 3 lần/ngày). Không lạm dụng hút mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều lần, nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

Có thể rửa mũi cho trẻ trong lúc tắm không?

Bạn có thể làm sạch mũi của bé trong thời gian tắm bằng cách nhẹ nhàng lau bằng tăm bông nhúng nước ấm. Không nên chèn bất cứ vật gì vào lỗ mũi của bé để tránh bất kỳ tổn thương nào có thể xảy ra đối với vách mũi.

Kết

Trên đây là 6 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả mà ba mẹ không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin trên cung cấp kiến thức hữu ích giúp ba mẹ chăm trẻ tốt sơ sinh và cùng con yêu phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.

Logo Sữa ngoại nhập là trang web chia sẻ kinh nghiệm - kiến thức về việc chăm sóc và nuôi dạy con.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
908075455
info.suangoainhap@gmail.com
Trang mạng xã hội
meta-business-partner
2022 tmtco. All rights reserved