Nhỏ mắt mũi cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng thì ngưng là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Việc vệ sinh mắt - mũi cho trẻ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cho cơ thể như khói bụi, vi khuẩn,... Tuy nhiên nên thực hiện bao nhiêu lần một ngày và đến khi nào để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?
Cùng Suangoainhap.com tìm hiểu mên nhỏ mắt mũi cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng và hướng dẫn vệ sinh mắt mũi trẻ an toàn trong bài viết sau.
Nhỏ mắt mũi cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng?
Nhỏ mắt mũi cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng là câu hỏi khiến nhiều mẹ bỉm quan tâm
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt mũi cho trẻ sơ sinh là một trong những "thần dược" về độ lành tính, an toàn đối với việc chăm sóc trẻ.
Tuy nhiên, do tính đa năng nên nhiều ba mẹ thường lạm dụng nước muối sinh lý trong việc chăm sóc rửa mắt, rửa mũi, súc miệng cho trẻ. Khi bé sử dụng quá nhiều dung dịch này sẽ khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị vi khuẩn và bụi bẩn dễ dàng xâm nhập hơn.
Vậy, nhỏ mắt mũi cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng? Ngày mấy lần là hợp lý?
Theo khía cạnh y khoa, nước muối sinh lý không thực sự giúp trẻ “rửa” hoặc “giết” được virus trong môi trường bên ngoài hoặc từ các nguyên nhân khác. Ba mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh với tần suất khoảng 2 – 3 lần/ ngày.
Áp dụng ngay khi bé thức dậy buổi sáng - lúc tắm và lúc chuẩn bị đi ngủ vào buổi tối. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên nhỏ mắt mũi cho trẻ tùy theo từng trường hợp. Cụ thể như:
- Nếu trẻ đang khỏe mạnh: nên sử dụng nước muối vệ sinh mũi mắt cho trẻ từ 3 - 4 lần/ tuần.
- Nếu trẻ đang bị viêm mũi, viêm đường hô hấp: nên sử dụng từ 2 - 4 lần / ngày để giúp dịch tiết loãng đi và tuôn ra ngoài dễ dàng.
- Nếu trẻ đang bị viêm mũi mãn tính như viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Nên sử dụng từ 2 - 3 lần trong ngày để loại bỏ dịch nhầy tốt hơn, giúp trẻ dễ thở hơn.
Công dụng của nước muối sinh lý là để đảm bảo thông thoáng cho đường thở, loại bỏ dị vật, vi khuẩn trên cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, mang theo nước muối sinh lý khi cho trẻ đi xa, phải tiếp xúc với nhiều khói bụi cũng là điều cần thiết.
Đặc biệt, chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt mũi thường xuyên cho trẻ trong 3 tháng đầu tiên sau khi sinh. Thời điểm này, các hốc tự nhiên trong mắt/ mũi trẻ thường bị dính dịch (từ cơ thể mẹ hoặc lúc mới sinh) nên cần được vệ sinh để làm sạch.
Công dụng của nước muối sinh lý trong vệ sinh mắt mũi cho trẻ sơ sinh
Công dụng của nước muối sinh lý khi vệ sinh mắt mũi cho trẻ sơ sinh
Nước muối sinh lý là gì? Đây là dung dịch pha chế theo một tỷ lệ nồng độ 0,9% (0,9g muối tương ứng với 1 lít nước) đúng tiêu chuẩn của Bộ y tế. Dung dịch này không chỉ an toàn với người lớn mà con phù hợp được với cả trẻ sơ sinh. Thường được các bác sĩ nhi khoa cùng các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo thích hợp để làm thuốc nhỏ rửa mắt, mũi cho trẻ.
Vệ sinh mũi
- Nước muối sinh lý giúp trẻ đang bị cảm, nghẹt mũi…loại bỏ chất nhầy, giúp thông đường thở, cho bé cảm giác dễ chịu hơn.
- Làm sạch các vết thương hở khu vực xung quanh mũi bé, loại bỏ chất bẩn tránh tình trạng nhiễm trùng cục bộ.
- Làm sạch bụi bẩn, hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn, tác nhân gây hại từ môi trường.
Vệ sinh mắt
- Trong những ngày đầu trẻ sơ sinh rất dễ bị chảy nước mắt và đổ ghèn nhiều. Nếu không chăm sóc mắt trẻ sơ sinh cẩn thận, sẽ dẫn đến bị viêm kết mạc. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt lúc này có tác dụng đẩy ghèn ra ngoài nhanh chóng.
- Nước muối sinh lý còn làm trôi mầm bệnh đồng thời làm ẩm và làm dịu bề mặt nhãn cầu của trẻ.
- Làm sạch các vết thương, vết bẩn khu vực xung quanh mắt bé, tránh tình trạng nhiễm trùng và lây lan sang các khu vực khác.
Hướng dẫn vệ sinh mắt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Vệ sinh mắt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Hướng dẫn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý:
- Bước 1: Cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thực hiện các thao tác chăm sóc bé.
- Bước 2: Để ngăn chặn tình trạng nước muối sinh lý trào ngược ra ngoài, cha mẹ cần quấn 1 chiếc khăn xô - mỏng quanh cổ và đặt phía dưới đầu trẻ để thấm nước. Đồng thời, cho trẻ nằm nghiêng để thực hiện thao tác dễ dàng hơn. Nếu nước muối sinh lý trào ra ngoài, sẽ mất tác dụng làm sạch.
- Bước 3: Đưa ống nhỏ vào cạnh một bên cánh mũi của trẻ sơ sinh và nhỏ 1 - 2 giọt nước muối sinh lý chuyên dụng. Đợi khoảng vài phút để dịch mũi được làm mềm, sau đó dùng tăm bông sạch lấy hết dịch mũi bên trong. Cha mẹ lưu ý ở bước này nên dùng tăm bông đầu nhỏ loại dành cho trẻ em. Lấy dịch nhẹ nhàng theo hướng từ trong ra ngoài. Tránh tình trạng đẩy ngược dịch mũi vào sâu trong khoang mũi hơn.
- Bước 4: Nếu dịch mũi vẫn chưa ra hết, cha mẹ nên tiếp tục nhỏ nước muối 2 - 3 lần nữa cho đến khi lỗ mũi thông thoáng.
- Bước 5: Cuối cùng, dùng khăn mềm để lau sạch khu vực bên ngoài mũi cho bé.
- Bước 6: Làm sạch ống nhỏ, dụng cụ (khăn mềm, khăn quấn cổ sau mỗi lần sử dụng.Và phơi dụng cụ dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo sạch trùng.
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý cho trẻ này sẽ giúp giảm hiện tượng nghẹt mũi và thông đường thở rất hiệu quả. Chỉ nên áp dụng phương pháp này 2-3 lần/ngày.
Hướng dẫn vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh
Rửa mắt cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý:
- Bước 1: Tương tự như vệ sinh mũi, thì trước khi vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh cha mẹ rửa tay sạch sẽ, khử khuẩn hoàn toàn.
- Bước 2: Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý chuyên dụng lên tấm bông gòn sạch. Đến khi thấy miếng bông gòn hơi ẩm - mềm là được.
- Bước 3: Ba mẹ lau nhẹ nhàng trước 1 bên khóe mắt theo chiều từ đầu mắt đến phần đuôi mắt của trẻ
- Bước 4: Sau đó, làm ẩm một miếng bông gòn khác với nước muối sinh lý và lau bên mắt còn lại. (Nên sử dụng 2 miếng bông khác nhau để tránh bệnh về mắt lây nhiễm chéo).
Lưu ý, ở bước này mẹ cần giữ miếng bông ẩm kết hợp với thao tác lau nhẹ nhàng, không để gỉ khô chà xát gây tổn thương mắt và khu vực quanh bé. Khác với mũi, không nhỏ trực tiếp nước muối vào mắt bé vì có thể làm ảnh hưởng đến giác mạc.
Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc hoặc khó chịu, mẹ nhỏ nước muối sinh lý vô trùng vào mắt bé và lau khô bằng miếng gạc vô trùng.
- Bước 5: Dùng 2 miếng bông gòn riêng - khô, lau sạch 2 mắt của bé. Tránh để mắt bé ẩm ướt quá lâu.
Lưu ý khi nhỏ mắt - mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Lưu ý khi nhỏ mắt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Với câu hỏi “nên nhỏ mắt mũi cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng?” thì đến đây chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có câu trả lời cho mình.
Tuy nhiên, khi sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh cha mẹ cũng cần lưu ý thêm:
- Trường hợp mũi trẻ đang khỏe mạnh, bình thường mà cho trẻ sử dụng nước muối sinh lý nhỏ rửa mắt mũi quá thường xuyên, sẽ khiến lớp dịch tự nhiên trong mũi nhằm bảo vệ lớp niêm mạc mất đi. Từ đó, khiến mũi trẻ khô rát, chảy nước mũi, dễ kích ứng hoặc viêm nhiễm.
- Ngoài ra, nếu việc vệ sinh sai tư thế và sai cách có thể khiến trẻ đau, chảy máu, thậm chí nước muối chảy ngược vào quá sâu bên trong có thể gây viêm tai giữa.
- Chỉ sử dụng nước muối sinh lý thường xuyên cho trẻ trong vòng ba tháng đầu sau sinh. Nếu quá lạm dụng nhỏ nước muối sinh lý kéo dài sẽ gây ra tình trạng khô mắt, viêm giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực sau này của trẻ sơ sinh.
- Cần lựa chọn các thương hiệu nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh chuyên dụng được các bác sĩ nhi khoa cùng các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng. Mua tại các bệnh viện, nhà thuốc uy tín tín, chất lượng.
- Nếu mắt trẻ thường xuyên có gỉ, hay viêm nhiễm, mũi bé bị chảy dịch nhiều mà sử dụng các bước vệ sinh mắt - mũi không hiệu quả cha mẹ nên đứa trẻ đi khám tại bệnh viện nhi khoa sớm nhất có thể nhé.
Kết
Trên đây là bài viết trả lời câu hỏi nhỏ mắt mũi cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng và hướng dẫn cách chăm sóc mắt mũi cho trẻ an toàn, hiệu quả. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích đến các bậc phụ huynh, để chăm sóc trẻ khỏe mạnh, an toàn.
Nếu có thắc mắc hoặc bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ có thể đặt câu hỏi qua email: info.suangoainhap@gmail.com để được giải đáp nhanh nhất.