Trẻ suy dinh dưỡng - nguyên nhân, dấu hiệu, cách đề phòng và chăm sóc trẻ thấp còi hiệu quả

by Đoàn Mai Thy 20/03/2023

Theo báo cáo thống kê của Unicef Việt Nam cho biết, nước ta nằm trong số 34 quốc gia đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất toàn cầu. Tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi và có nguy cơ tổn thương não - thể chất lâu dài. Đây là một con số đáng báo động.

Vậy, trẻ suy dinh dưỡng có đặc điểm nào? Nguyên nhân - Dấu hiệu nhận biết - Cách phòng ngừa và điều trị ra sao? Mời ba mẹ cùng Suangoainhap.com tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Khái niệm trẻ suy dinh dưỡng là gì?

khái niệm trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng là hiện tượng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển theo độ tuổi của trẻ, bao gồm: Năng lượng, lipid, protein, vitamin, các vi chất dinh dưỡng…

Tình trạng này xuất hiện ở giai đoạn trẻ em dưới 5 tuổi và nhiều nhất giai đoạn 3 tuổi. Tại Việt Nam, còi cọc hay suy dinh dưỡng là vấn đề đáng lo ngại. Các trẻ em sinh ra thuộc các hộ nghèo có nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 3 lần trẻ em sinh ra trong gia đình khá giả hơn. Đặc biệt, ở Tây Nguyên, các tỉnh thành Trung du và miền núi Tây Bắc, khu vực dân tộc thiểu số là nơi chiếm tỷ lệ cao nhất về trẻ em thiếu hụt dinh dưỡng. Cụ thể:

  • Trẻ em người Mông chiếm 65% tỷ lệ suy dinh dưỡng
  • Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 28%
  • Phụ nữ mang thai bị xếp loại thiếu máu chiếm 32%

Những con số này đã cho thấy tình trạng đáng báo động về vấn đề trẻ suy dinh dưỡng ở nước ta. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cùng xem giải đáp ở chương bên dưới.

Điểm mặt 10 nguyên nhân chính khiến trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Theo các chuyên gia dinh dưỡng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và tình trạng trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là thói quen ăn uống không lành mạnh trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ hay những vấn đề liên quan trong thai kỳ người mẹ.

Cùng Sữa Ngoại Nhập điểm qua 10 nguyên nhân chính khiến trẻ suy dinh dưỡng sau:

Mẹ không nhận đủ dưỡng chất khi mang thai

Mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ cần cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng như đạm, bột, đường, béo, khoáng chất thiết yếu, vitamin….Nếu thiếu một trong các nhóm dưỡng chất này đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu thiếu chất và khiến trẻ suy dinh dưỡng từ lúc là bào thai đến giai đoạn trẻ sơ sinh.

Dân gian có câu “mẹ ăn gì con thích nấy” là câu cửa miệng được truyền lại. Theo đó những gì mẹ ăn trong giai đoạn mang thai sẽ ảnh hưởng đến 80% sở thích và thói quen ăn uống của con. Hiện nay các chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng cũng đưa ra nhận định này là có cơ sở. Thế nên, mẹ bầu và người thân hãy cố gắng quan tâm đến bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu giai đoạn này nhé.

Trẻ thiếu chất giai đoạn bú mẹ và ăn dặm

Theo số liệu thống kê (năm 2018) chỉ 17% trẻ sơ sinh được bú mẹ đầy đủ và hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên sau sinh. Như vậy, đã có 83% trẻ không được cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất trong giai đoạn này.

Có thể vì nhiều lý do mà sữa mẹ không đủ chất (do ăn uống hay thể trạng) nên nhiều mẹ dùng thêm sữa ngoài cho con, do đó mà trẻ không nhận được những kháng thể tốt nhất từ sữa mẹ. Đến giai đoạn ăn dặm, trẻ lại không được xây dựng lịch trình ăn dặm đúng cách, không đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể và độ tuổi, hay cho ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện….cũng là lý do khiến con suy dinh dưỡng trong thời điểm này.

Bên cạnh đó, việc không tiêm chủng đầy đủ các mũi bắt buộc khiến cho hệ miễn dịch của bé yếu đi, khiến con ốm yếu, biếng ăn và khó hấp thu dưỡng chất.

Nuôi con chưa thực sự khoa học

Nguyên nhân lớn khiến trẻ suy dinh dưỡng chính là sự bất cẩn trong nuôi con của các bậc phụ huynh. Những bữa ăn không đảm bảo các dưỡng chất cơ bản như: Đạm, bột đường, vitamin, chất béo là nguyên nhân khiến con mất cân bằng dinh dưỡng khi áp dụng sai cách trong thời gian dài.

Số liệu điều tra dinh dưỡng quốc gia của nước ta vào năm 2015 cho thấy, 18% trẻ em không được ăn uống phong phú, đa dạng dưỡng chất. Tỷ lệ 36% không được ăn đủ cữ ăn tối thiểu trong ngày.

Cùng với đó, việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh khi trẻ mắc bệnh vô tình làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột trẻ. Khiến con hấp thu dinh dưỡng kém đi so với các bạn cùng trang lứa.

Bổ sung dinh dưỡng không đúng lúc

Việc bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu cho con quá sớm hay quá muộn cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng trẻ suy dinh dưỡng.

Trường hợp bổ sung quá sớm (trước 6 tháng tuổi): Trẻ sẽ ít bú sữa mẹ, gây ra tình trạng giảm đi các kháng thể, yếu tố miễn dịch tốt trong sữa mẹ. Ngoài ra, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ còn dễ bị dị ứng vì chưa tiêu hóa được thức ăn. 

Trường hợp bổ sung quá muộn (sau 12 tháng tuổi): Khiến trẻ không hấp thu được dưỡng chất cần thiết để tăng trưởng và phát triển trong giai đoạn này.

Cai sữa cho con quá sớm

Không có một loại sữa công thức hay thực phẩm nào tốt hơn sữa mẹ. Đây là nhận định từ các chuyên gia dinh dưỡng. Tốt nhất mẹ hãy cho bé bú tối thiểu đến 12 tháng tuổi. Cai sữa quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ nhiễm giun, sán, ký sinh trùng

Chế độ ăn uống của bé không hợp vệ sinh hay con chơi ở khu vực không sạch sẽ là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhiễm giun, sán, hay ký sinh trùng. Các vật thể ký sinh này sẽ khiến trẻ yếu đi, không chịu ăn uống và cảm giác mệt mỏi kéo dài.

Trẻ thường xuyên bệnh, bệnh kéo dài

Trẻ thường mắc các bệnh như: Viêm phổi, kiết lỵ, nhiễm sởi, nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa kém…kéo dài khiến con biếng ăn, hấp thụ dưỡng chất không đủ.

Do thể trạng của bé

Trẻ suy dinh dưỡng thường gặp nhất ở những trẻ sinh non và thiếu tháng. Theo đó, tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, trẻ sinh non, trẻ bệnh tim bẩm sinh, trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch…thì tình trạng ăn uống, bú sữa mẹ và hấp thu chất dinh dưỡng cũng không thể bằng những trẻ khỏe mạnh khác.

Tâm sinh lý của trẻ

Vấn đề tâm sinh lý của trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống. Ba mẹ xây dựng và chế biến thực phẩm ăn không hợp khẩu vị, không hợp lứa tuổi, không đa dạng khiến con trẻ lười ăn, chán ăn. Bên cạnh đó, việc chăm sóc trẻ không phù hợp, cẩn thận cũng dễ gây căng thẳng và ảnh hưởng đến tâm sinh lý bé.

Nguyên nhân khác

-  Trẻ không được nhận dịch vụ chăm sóc y tế tốt

- Giờ ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được đảm bảo

-  Ảnh hưởng bởi các tập quán nuôi con lạc hậu

-  Việc nuôi con không khoa học, mặc định cho “trời sinh voi sinh cỏ”

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng ba mẹ cần nắm

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng ba mẹ cần nắm

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng ba mẹ cần biết

Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng chia theo làm 3 nhóm, tùy theo mức độ. Cụ thể:

  • Trẻ suy dinh dưỡng sớm - hậu quả lâu dài: Trẻ suy dinh dưỡng bào thai.
  • Trẻ suy dinh dưỡng từ nhẹ đến vừa: Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi, suy dinh dưỡng gầy còm.
  • Trẻ suy dinh dưỡng nặng: Trẻ suy dinh dưỡng thể phù, suy dinh dưỡng thể teo đét, suy dinh dưỡng thể hỗn hợp.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ suy dinh dưỡng sớm

  • Trẻ nhẹ cân, lúc sinh dưới 2,5kg (mặc dù sinh đủ tháng nhưng vẫn nhẹ cân)
  • Cuống rốn trẻ có màu vàng, teo đét
  • Dễ gặp hiện tượng co giật, rối loạn hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, hạ thân nhiệt

Trẻ suy dinh dưỡng bào thai về sau dễ dẫn đến tình trạng bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, đe dọa sức khỏe và tính mạng trẻ sau này.

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng nhẹ đến vừa

  • Theo WHO, trẻ sơ sinh khỏe mạnh đạt chiều cao khoảng 50cm. Con sẽ tăng 3cm trong 3 tháng đầu và khoảng 2cm ở các tháng tiếp theo. Trẻ suy dinh dưỡng chỉ đạt 90% - 75% - 60% mức tiêu chuẩn.
  • Con thường xuất hiện các dấu hiệu: Lười ăn, khó tăng cân, chán nản, không hấp thu dưỡng chất…
  • Mặt mũi xanh xao (hoặc da dẻ già hơn so với số tháng) thở khó, thường xuyên có tình trạng rối loạn tiêu hóa, thân nhiệt bất thường.

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng nặng

  • Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét: Cơ thể hốc hác, chỉ còn da bọc xương, lớp mỡ dưới da biến mất, da dẻ nhăn nheo, dễ nhiễm bệnh, dễ quấy khóc và hay rối loạn hệ đường ruột.
  • Trẻ suy dinh dưỡng thể phù: Con trông bề ngoài có vẻ mũm mĩm tròn trịa nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Trẻ dạng này toàn thân sưng phù, da trắng bệch, cân nặng chỉ đạt 60-80% so với tiêu chuẩn, bụng chướng lên, tóc mềm dễ gãy rụng, cơ thể nổi những chấm đỏ li ti bong tróc, dễ bị nhiễm trùng và lở loét…
  • Trẻ suy dinh dưỡng thể hỗn hợp: Đây là tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thể phù đang được điều trị và chưa khôi phục hoàn toàn. Lúc này con đạt khoảng 60% cân nặng tiêu chuẩn, teo cơ, biếng ăn, bụng phình to và rối loạn sắc tố da.

Trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển như thế nào?

Hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu trẻ suy dinh dưỡng mà không can thiệp, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như:

  • Dễ mắc bệnh liên quan, bệnh kéo theo: Tim mạch, thần kinh, rối loạn tiêu hóa, viêm da…
  • Con khó tăng cân, khó tăng chiều cao, chậm phát triển trí não
  • Khả năng giao tiếp bị hạn chế, quá trình học tập cũng khó khăn hơn
  • Tình trạng suy dinh dưỡng có thể qua nhiều thế hệ. Mẹ suy dinh dưỡng khi mang thai cũng khiến trẻ suy dinh dưỡng.
  • Có nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ phát triển bình thường 

Cách phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Cách phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Cách phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Trẻ suy dinh dưỡng là bệnh lý liên quan đến việc ăn uống hàng ngày của mẹ bầu, mẹ bỉm và trẻ nhỏ. Để phòng ngừa tình trạng này ba mẹ cần thay đổi thói quen ăn uống cũng như chế độ dinh dưỡng sao cho khoa học.

Chế độ dinh dưỡng khoa học thai kỳ cho mẹ bầu

Các bác sĩ sản khoa cho biết, mẹ bầu nếu được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ tăng khoảng 10 - 12kg trong thai kỳ, em bé sinh ra sẽ khỏe mạnh, thông minh. Để đạt được điều đó, mẹ cần nạp khoảng 500kcal/ ngày. Bổ sung đủ 4 nhóm chất: glucid, protein, vitamin - xơ- khoáng chất và lipid.

Hãy đảm bảo không quá thiếu hay quá thừa chất giai đoạn này để giúp mẹ và thai nhi cân bằng được lượng dinh dưỡng cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng khoa học giai đoạn cho con bú

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần được hấp thụ dưỡng chất từ sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và nên kéo dài đến 24 tháng tuổi. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít gặp các bệnh như nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành…

Ngoài 6 tháng đầu đời, nhu cầu cho bé bú từ 6 - 24 tháng tuổi được khuyến nghị như sau: 

 

Năng lượng

Giai đoạn 6 - 9 tháng

Giai đoạn 9 - 12 tháng

Giai đoạn 12 - 24 tháng

Tổng nhu cầu năng lượng

650 kcal/ ngày

700 kcal/ ngày

1000 kcal/ ngày

Năng lượng từ sữa mẹ

413 kcal/ngày

379 kcal/ ngày

346 kcal/ ngày

Năng lượng từ thức ăn bổ sung

237 kcal/ ngày

321 kcal/ ngày

654 kcal/ ngày

>>> Xem thêm: Sữa dành cho trẻ chậm tăng cân

Chế độ dinh dưỡng khoa học giai đoạn ăn dặm và trẻ lớn

Giai đoạn ăn dặm (kể từ tháng thứ 6 ở trẻ) mẹ phải đảm bảo cung cấp đầy chất dinh dưỡng cho con qua các nguồn thực phẩm như: Rau, củ, trái cây, thịt cá, chế phẩm từ sữa, ngũ cốc….

để đảm bảo con có đủ năng lượng theo nhu cầu. Luôn theo dõi thường xuyên sự phát triển chiều cao lẫn cân nặng của con để có sự đánh giá đúng và hướng xử lý kịp thời khi các chỉ số lệch chuẩn.

Với những trẻ lớn hơn, giai đoạn trên 12 tháng tuổi, lúc này cơ quan tiêu hóa của trẻ đã phát triển tương đối tốt. Ba mẹ có thể tăng khẩu phần ăn cũng như chế biến các món ăn đa dạng hơn cho con.

Đừng khiến con có cảm giác “thúc ép” hay “bắt buộc” phải ăn. Thay vào đó mẹ hãy cho trẻ tập thức ăn mới từ từ, chia nhỏ các bữa ăn, sáng tạo những thức ăn lạ miệng, bắt mắt và kích thích vị giác của trẻ. Từ đó con được thoải mái khám phá những bữa ăn yêu thích và tự do với trải nghiệm thức ăn mới của mình.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung nhóm chất nào?

Ba mẹ cần bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho trẻ khi bị suy dinh dưỡng

Ba mẹ cần bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho trẻ khi bị suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung quan trọng 4 nhóm chất chính là: Đạm - Đường - Chất béo - Vitamin, khoáng chất.

Trong đó, vitamin và khoáng chất có nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình chuyển hoá, giải phóng năng lượng, bảo vệ tế bào và các cơ quan trong cơ thể trẻ.

  • Bổ sung sắt: Sắt có chức năng vận chuyển oxy, tạo hồng cầu - enzym và chuyển hóa dinh dưỡng. Trẻ thiếu sắt dễ bị thiếu cân, trí não chậm, nhiễm trùng đường hô hấp - hệ tiêu hóa. Sắt có thể tìm thấy trong: Bò, gà, cá, trứng, gan, mè, đậu xanh, rau dền, rau má….
  • Bổ sung canxi: Canxi đóng vai trò cho hệ xương, răng phát triển, tham gia vào quá trình đông máu ở trẻ. Mẹ cho trẻ suy dinh dưỡng bổ sung canxi qua: Trứng, sữa, cá, chế phẩm từ sữa, tôm, cua…
  • Bổ sung i ốt: I-ốt là vi chất cần được bổ sung hàng ngày giúp trẻ phát triển tư duy, não bộ, tổng hợp nội tiết tuyến giáp, bảo vệ sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khỏi bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ. I ốt có nhiều trong các động vật hải sản, rong biển, muối biển…
  • Bổ sung kẽm: Kẽm tham gia vào hơn 300 enzyme cho các phản ứng hóa học. Việc thiếu hụt kẽm khiến trẻ suy dinh dưỡng, giảm đề kháng và suy giảm hệ miễn dịch. Kẽm có thể được tìm thấy qua: Tôm, hàu, cua, thịt bò, phô mai, ngũ cốc…
  • Bổ sung vitamin A: Vitamin A giúp trẻ giảm các bệnh về da, nâng cao thị giác và hệ miễn dịch. Vitamin A có trong: Cà chua, cà rốt, đu đủ chín, bông cải xanh, bí đỏ…
  • Bổ sung vitamin D: Vitamin D rất tốt cho những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Mẹ hãy cho con ăn thực phẩm nhóm vitamin D như: Cá hồi, bơ, dầu cá, trứng, sữa, cá thu, cá trích…
  • Bổ sung vitamin B: Thiếu vitamin B trẻ sẽ biếng ăn, luôn mệt mỏi. Mẹ hãy bổ sung cho con các loại thực phẩm giàu vitamin B như: Bơ, đậu phộng, súp lơ xanh, trứng, cải bó xôi, măng tây…
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C có rất nhiều trong các loại trái cây và rau củ hàng ngày như: Cóc, cam, ổi, ớt chuông, dâu, kiwi, nho…

Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất thì ba mẹ cũng cần để ý và quan tâm hơn thói quen sinh hoạt, vận động của con. Tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, sức bền và sự dẻo dai, tăng cường sức đề kháng cơ thể. Qua các hoạt động cũng giúp năng lượng tiêu thụ đúng cách và kích thích sự thèm ăn của trẻ hơn. Đặc biệt, ba mẹ quan tâm đến thời gian ngủ của trẻ có chất lượng hay không cũng là một trong những cách hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho con.

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả ba mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả ba mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả ba mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ trong việc ăn uống

Trong giai đoạn ăn dặm trở đi mẹ cần lưu ý:

  • Thức ăn chế biến xong cho trẻ ăn ngay, không cho con ăn thức ăn nguội quá 3 tiếng.
  • Chọn nguồn thực phẩm an toàn, tươi, sạch, không phân bón, không thuốc trừ sâu.
  • Chia nhỏ các bữa ăn và xây dựng chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng.

Vệ sinh cá nhân cho trẻ

Hãy tập cho trẻ nhỏ thói quen vệ sinh cơ thể, tay chân, răng miệng luôn sạch sẽ. Khi tắm cho con hãy hướng dẫn cho bé những bộ phận cần đặc biệt quan tâm và làm sạch. Tắm bằng nước ấm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý không cho trẻ ngậm tay hay đồ vật là vào miệng, nhét vật thể lạ vào hốc mũi, hốc tai…để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Vệ sinh môi trường xung quanh con

Luôn luôn vệ sinh nhà cửa, sân vườn, khu vực vui chơi xung quanh con. Đảm bảo vật dụng, đồ chơi của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo tránh trường hợp bé nhiễm khuẩn, bệnh và giun sán.

Chăm sóc khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh

Những khi trẻ bị ốm ba mẹ hãy sơ cứu những điều cơ bản ngay tại nhà, sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. Không tự ý mua thuốc cho con, không chữa bằng những mẹo dân gian chưa được kiểm chứng.

Các lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Các lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Các lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng thường đi kèm với các biểu hiện rối loạn đường ruột, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi…. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng, tháng tuổi và tốc độ phát triển của con.

  • Giai đoạn trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi, ngoài bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) thì cần bổ sung ăn dặm 3 - 4 cữ / ngày.
  • Giai đoạn trẻ nhỏ từ 3 – 5 tuổi, trẻ nên được cung cấp 5 - 6 bữa/ ngày và uống kèm sữa cho bé theo đúng độ tuổi.
  • Cân bằng khoa học, đầy đủ giữa các nhóm dưỡng chất thiết yếu: thịt cá, rau củ, trứng, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa. Xây dựng các thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé đa dạng, các bữa ăn hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng kích thích vị giác cho con.
  • Cho con tắm nắng để ánh nắng mặt trời diệt khuẩn, cung cấp vitamin D3 giúp con chuyển hóa canxi và phốt pho. Thời gian tốt nhất cho trẻ tắm nắng là 6h30 - 8h sáng, mỗi lần khoảng 5 - 10 phút tùy nhiệt độ ngoài trời.
  • Tập luyện việc massage cơ thể cho trẻ mỗi ngày (theo giờ cố định) để giúp lưu thông máu, kích thích các nhóm cơ, sản sinh ra nhiều hormone melatonin và insulin tốt cho hệ tiêu hóa trẻ. Giúp bé ngủ ngon hơn, phát triển thể chất tốt hơn.
  • Đặc biệt, theo các chuyên gia nghiên cứu, trẻ em có thể tập bơi rất sớm, từ lúc 3 tháng tuổi trở đi ba mẹ có thể cho con tập bơi để phát triển các cơ quan như tay, chân, ngực. Từ đó, kích thích sự phát triển thần kinh cho con nhanh nhẹn và linh hoạt hơn.
  • Mẹ cũng đừng bỏ qua các hoạt động leo trèo, chạy nhảy, chơi cầu trượt….giúp trẻ rèn luyện thể chất, kỹ năng tay chân phối hợp. Qua đó còn khiến trẻ ăn ngon miệng hơn, thèm ăn hơn.

Kết Luận: Trên đây là bài viết cung cấp đầy đủ thông tin về trẻ suy dinh dưỡng: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa tình trạng này và phương pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên giúp ba mẹ hiểu hơn về vấn đề này và có hướng giải quyết tình trạng trên phù hợp cho con yêu. Chúc ba mẹ nuôi con khỏe mạnh!

Logo Sữa ngoại nhập là trang web chia sẻ kinh nghiệm - kiến thức về việc chăm sóc và nuôi dạy con.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
908075455
info.suangoainhap@gmail.com
Trang mạng xã hội
meta-business-partner
2022 tmtco. All rights reserved